Tái chế vải khách sạn 5 sao thành quà ý nghĩa cho trẻ em nghèo

Hotline: 0933.088101

Menu

Tái chế vải khách sạn 5 sao thành quà ý nghĩa cho trẻ em nghèo

Tái chế vải khách sạn 5 sao thành quà ý nghĩa cho trẻ em nghèo

Thứ nhất là giúp các khách sạn tái chế một lượng vải cũ khổng lồ thay vì vứt bỏ. Thứ hai là tạo sinh kế cho người khuyết tật và cuối cùng mục đích quan trọng nhất là ‘hô biến’ vải cũ thành quần áo cho trẻ sơ sinh ở các khu vực miền núi, nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn trên khắp đất nước.

 

 

Ý tưởng lần đầu tiên được xây dựng bởi ông Stefan Phang - Giám đốc Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững một công ty chuyên cung cấp các thiết bị vệ sinh và làm sạch - trong quá trình ông làm việc cùng với các đối tác khách sạn trên toàn cầu.

Từ năm 2016, ‘Vải cho cuộc sống’ đã được thực hiện ở Việt Nam dưới sự tham gia trực tiếp của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP). Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất tham gia dự án dưới hình thức trao vải cho người khuyết tật để họ may thành những bộ quần áo sơ sinh, khăn quấn, tã vải.

Ý tưởng được thực hiện lần đầu tiên ở Philippines khi người dân một thành phố phía nam đất nước trải qua cơn bão tàn khốc vào tháng 12 năm 2011. Những người sống sót qua cơn bão này mất hết nhà cửa và toàn bộ đồ đạc. Sống trong các khu nhà tạm lánh, trại tị nạn, họ thiếu thốn đủ thứ đồ dùng sinh hoạt và cần rất nhiều đồ dùng bằng vải như: khăn mặt, khăn tắm, quần áo, ga giường, chăn, vỏ gối…

Trong khi đó, theo định kỳ các khách sạn cao cấp thải ra hàng tấn vải đã qua sử dụng nhưng vẫn còn rất mới, chất lượng tốt. Số lượng vải này nếu không được tái chế sẽ có tác động xấu đến môi trường. Ông Stefan Phang đã làm cầu nối để đưa số vải cũ từ các khách sạn đến với những người cần.

Không những tái chế để làm đồ dùng cho gia đình mình, người dân còn biến những tấm ga trải giường thành các sản phẩm có thể bán được để kiếm thêm thu nhập như: áo sơ mi, túi xách, tạp dề, phao…

Chị Đinh Phương Nga chia sẻ: ‘Từ năm 2019, chúng tôi mới tập trung vào việc tái chế vải thành đồ sơ sinh, bởi vì chúng tôi nhận thấy người dân ở nhiều vùng miền có nhu cầu lớn về sản phẩm này. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm được một nhóm khuyết tật ở Đại Áng (Thanh Trì, Hà Nội) nhận may các sản phẩm với giá thành rẻ. Đây cũng là cơ hội để những người khuyết tật mới học nghề có kế sinh nhai’.

 

Ban đầu, chương trình được thí điểm ở một số bản làng thuộc khu vực phía Bắc. Những món quà ý nghĩa đã được trao tận tay các bà mẹ mới sinh con ngay tại trạm y tế xã.

Đến nay, chương trình đang được triển khai ở 14 tỉnh với sự tham gia của 50 khách sạn và hơn 1.500 người được hưởng lợi từ chương trình.

Hàng ngàn món đồ dùng hữu ích đã được vận chuyển đến các trạm y tế, bệnh viện vùng cao như: Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái, Bệnh viện và Trạm y tế Thuận Châu (Sơn La), các trạm y tế xã thuộc huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Nha Trang (Khánh Hòa), Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), Quy Nhơn (Bình Định).

 

F